BÀI 59: PHÂN TÍCH VỀ VIỆC ĐỔI CHỖ TỐN - KHÔN

BÀI 59: PHÂN TÍCH VỀ VIỆC ĐỔI CHỖ TỐN - KHÔN

08:05
Trích bài viết của thầy  Nguyễn Nhuận bên diễn đàn đông á tinh hoa :

Về việc đổi chỗ KHÔN TỐN

Trong một số pho sách thuộc dạng văn hóa cổ có thể lấy nó làm căn bản hay chỗ dựa cho mọi suy luận hoặc suy đoán, chứ không thể suy đoán tùy tiện từ một vài thông tin sô bồ, không đầy đủ tính minh chứng, có một thông tin khá đồng bộ mà mọi người có thể cảm nhận được đó là: Khi luận bàn về khí, một yêu cầu được đặt ra: người ta phải định dạng được khí cả về tính và vềlượng, cùng với quy luật phát sinh, phát triển và tự vong của nó, và điều này người xưa đã làm được.

Trong qua trình kiểm nghiệm thực tiễn có kết quả, người xưa đã đúc kết lại thành sách để lưu giữ và truyền thụ về sau mới có cái để chúng ta đọc, và người xưa họ cũng đã làm được điều này. Tính hệ thống của mảng văn hóa họ để lại đáng để chúng ta kế thừa và phát triển. Hoặc là chúng ta phát triển đúng hướng, hoặc là chúng ta phát triển lệch lạc.

Một câu hỏi nghiêm túc cần đặt ra: cái mà một số người tưởng là ta đang phát kiến kia, người xưa họ không biết gì hay họ né tránh không muốn để lại thông tin đó với một nguyên do nào đó chăng, và tôi nghiêng về xu hướng thứ hai: Họ không muốn nói rõ về thông tin đó chứ không phải họ không biết, tôi cho rằng họ là những bậc kỳ tài mà chỉ ở thời điểm đó trời đất đã sinh ra họ để họ làm điều đó. Thử hỏi, chúng ta với trang thiết bị hiện đại và với nguồn tư liệu lớn tới mức nếu chỉ ngồi đọc thì nhiều đời sau còn chưa xong, nên chúng ta đừng ai vội vã đưa ra những suy tưởng thiếu chín chắn ?

Hệ thống sách cổ về học thuyết Âm Dương ngũ hành để lại hai hình đồ, đó là hệ thống sắp xếp phân bổ khí Hà đồ, nó mang tính phổ cập, Hà đồ - một quỹ tích bài liệt khí tiên thiên, và Lạc thư với hai biểu sắp xếp phân bổ khí hậu thiên theo hai chiều thuận nghịch mà chúng ta vẫn ứng dụng. Trong quá trình mô tả, diễn giải sự biến hóa của khí, họ đã dấu đi một nửa phát kiến của họ, nhưng họ vẫn để lại một manh mối cho ta lần tìm và phát triển. Đó là những câu: Hỏa tiên thiên và Hỏa hậu thiên, Kim tiên thiên và Kim hậu thiên. Và học thuyết âm dương ngũ hành của người xưa nổi tiếng là ở quy tắc sinh khắc chế hóa của ngũ hành. Nó được ứng dụng mọi lúc mọi nơi cho mọi sự việc trên hành tinh này.

Khi người ta đặt (1-6) ở Khảm (thủy) theo chiều thuận kim đồng hồ thì sinh (3-8) ở Chấn (mộc) tiếp tục sinh (4-9) ở Ly (hỏa); tuần tự sinh (5-10) ở Trung cung (thổ): sinh (2-7) ở Đoài (kim); khép kín sinh (1-6) ở Khảm (thủy). Đó là thuận và khép kín một vòng sinh, còn vòng khắc thì sao, có sinh thì phải có khắc.

Vẫn khởi đầu từ (1-6) ở Khảm (thủy), khắc thủy phải là thổ, (5- 10) thổ ở trung cung khắc thủy (1-6) ở Khảm, trật tự đồ hình trên được giữ nguyên; khắc thổ là mộc, (3-8) mộc ở Chấn khắc thổ (5-10) trung cung theo vòng, trật tự đồ hình trên vẫn được giữ nguyên, khắc mộc (3-8) chỉ có thể là kim (2-7) nhưng kim (2-7) nó lại nằm ở Đoài, không lý gì nó khắc xuyên (5-10) thổ ở trung cung, (nếu nó thấu trung cung thì nó Hợp thổ trung cung mà được sinh), và vì vậy người ta đành chuyền (2-7) kim vốn Đoài ở tới Ly vậy, (2-7) kim ở Ly (lúc này) khắc (3-8) mộc ở Chấn, theo vòng và thuận lý, không có gì để nghi ngờ nữa (4-9) bị (2-7) chiếm mất chỗ nên phải về thế chỗ còn lại ở Đoài, hỏa (4-9) lúc này ở Đoài khắc (2-7) kim ở Ly. Khép kín vòng khắc là thủy (1-6) ở khảm khắc hỏa (4-9) ở đoài. Mô tả như hai hình dưới.

Hình bên trái là quỹ tích vòng khắc Hà đồ.

Hình bên phải là quỹ tích vòng sinh Hà đồ.



Ta nhận thấy số đại diện cho khí Hà đồ ở cung Khảm, Trung cung, cung Chấn được giữ nguyên chỉ có Ly Đoài là phải đổi chỗ nhau mà thôi. Vốn đời, Ly hỏa đã được đặt ở phương Nam theo vòng sinh, thể hiện phía trên tờ giấy (hình phải). Đoài kim đã được đặt ở phương Tây, thể hiện ở bên phải tờ giấy (cũng tức là nói về phương vị hay vị trí địa lý) nay lại phải hoán đổi cho nhau nên sinh ra câu hỏa (hoặc kim) tiên thiên, kim (hoặc hỏả) hậu thiên từ đó. Các bạn quan sát hai vòng sinh khắc này sẽ thấy nó hình thành một hình tựa đầu con cá, một con quay miệng về cung Cấn, một con quay miệng về cung Khôn. Sự khuyết hãm ở hai cung này lại là nơi xảy ra toàn bộ các cục tam ban xảo quái.

Trong quá trình mô tả, bài kiệt khí để thể hiện sự thống nhất về khí giữa quả đất và vũ trụ, người xưa đã tạo ra hai vòng sinh khắc kia cũng không làm ta ngạc nhiên gì.  ta phải kết luận, vòng khí Hà đồ có hai hình đồ như trên là tất yếu. Từ hai hình đổ trên, ta sẽ có 4 hệ quả là 4 nguyên đán bàn. Hình dưới.



Thứ tự từ trái qua phải của 4 hình đồ nguyên đán bàn là:

Quỹ tích thuận của vòng sinh ; Quỹ tích ngược của vòng sinh

Quỹ tích thuận của vòng khắc và Quỹ tích ngược của vòng khắc.

Nếu chúng ta đồng thời gia tăng (hoặc giảm) trị số 9 ô của mỗi nguyên đán bàn với cùng một trị số đơn vị nào đó thì ta được một quỹ tích mới, đây cũng là một cách để các bạn kiểm tra xem sự bài liệt số đại diện về khí của một tinh đồ đúng hay sai.

Và nếu ta chỉ đồng thời tăng hoặc giàm lần lượt một đơn vị thì ta được một trật tự 9 quỹ tích cơ bản và xếp thành 4 cột dưới:

Cột một là 9 quỹ tích thuận vòng sinh; Cột ba là 9 quỹ tích ngược vòng sinh

Cột hai là 9 quỹ tích thuận vòng khắc; Cột bốn là 9 quỹ tích ngược vòng khắc



** Các bạn đừng băn khoăn một điều tại sao tôi sắp xếp hai vòng sinh khắc Hà đồ lại là vòng khắc ở bên trái, vòng sinh ở bên phải. Từ cách sắp xếp này nó gợi mở cho các bạn nhận ra sự khuyết lõm ở Cấn Khôn ; Nơi xảy ra toàn bộ cục xảo quái. Khi 4 cột vòng quỹ tích thuận nghịch của Lạc thư lại được sắp hai cột quỹ tích thuận nghịch vòng sinh ở bên trái, còn hai vòng thuận nghịch của vòng khắc lại ở bên phải. Đó là tính tiện dụng mà thôi.

Đây là điều mở rộng về quỹ tích khí, các bạn hãy dần làm quen để ứng dụng. Do hiện tại có một sự ồn ào thái quá về vấn đề này nên tôi đưa ra để bạn đọc không bị ngỡ ngàng hoặc mê hoặc

Cửu khí vận hành mà người xưa bàn đến và để lại mang tính phổ cập, cho dù là hành thuận hay hành ngược đều lấy trời hoặc nam làm chuẩn để thiết lập nên một mối quan hệ, ví như xác định một gốc tọa độ. Trời là dương, nam cũng là dương, nên thiết lập ra một sự vận hành cửu khí theo chiều dương. Tuy nhiên trong cửu khí ngoài khí dương, còn có cả khí âm, nhưng quỹ tích vận hành lại chỉ được thể hiện toàn là khí dương. Một quỹ tích Âm không lý do gì không tồn tại, nó đã được cất dấu đồng thời như việc người xưa cất dấu cái vòng khắc kia vậy. Việc đem phối hai quỹ tích thuận nghịch theo vòng quỹ tích Lạc thư của vòng sinh Hà đồ chúng ta vẫn thường làm. Chúng ta cùng quan sát thêm, xem hai quỹ tích thuận nghịch Lạc thư của vòng khắc Hà đồ xem nó sẽ xảy ra như thế nào ? Khi cả hai sẽ xuất hiện, một khái niệm mang tính ước lệ được đưa để ra sử dụng, đó là cụm từ: Chủ - Khách

Ta thống kê các tình huống có thể xảy ra:

1. Dương chủ - Dương khách

2. Dương chủ - Âm khách

3. Âm chủ - Âm khách

4. Âm chủ - Dương khách

Điều này đều có thể xảy ra ở hai tổ hợp thuận nghịch theo vòng khắc và vòng sinh của Hà đồ.

Tôi nghĩ, cổ nhân cho rằng kết quả ứng dụng của cái vòng khắc kia có thể tạo ra kỳ tích hoặc nghiệp chướng cho thiên hạ nên thận trọng hơn họ không phổ cập mà thôi. Chỉ có vài chữ bỏ lửng Hỏa (hoặc kim) tiên thiên và Hỏa (hoặc kim) hậu thiên khi họ không phát triển, họ đã cất kỹ cả một nửa kho tri thức của thiên tài. Họ không háo danh là vì nhân loại chứ không phải vì họ..
Và nếu ai đó muốn nói tới hai chữ đổi chỗ tức là nói thay đổi sự bài liệt số đại diện của khí, thì phải nói chính xác rằng ta đổi chỗ hai vị trí Ly Đoài của Hà đồ, và nếu ai đó cố tình nói đổi chỗ Khôn Tốn hoặc cả khi nói đổi chỗ Ly Đoài chung chung thì họ có viết cả nghìn trang sách, nó cũng chỉ là một sảo biện ...
Sửa bởi người viết 2 months ago  | Lý do: Chưa rõ
Tự tại ung dung khi đàm luận
Nhẹ nhàng chín chắn một lời chê

..............................
Email: [email protected]
Số đt: 01697016321
Cắm hoa ly hồng rực rỡ chào hè sang

Cắm hoa ly hồng rực rỡ chào hè sang

02:01
Bạn cần chuẩn bị:



- Hoa ly màu hồng



- Hoa hồng đậm



- Hoa cúc màu hồng tím



- Lá cắm kèm: Lá thiết mộc lan/Lá cọ tùy chọn



- 1 bình sứ miệng tròn, cao 15 - 18 cm



- Xốp cắm hoa



- Kéo




Cắm hoa ly hồng rực rỡ chào hè sang - 1


Mẫu hoa này sẽ rất thích hợp để trang trí ở phòng khách, trên bàn ăn.

Lưu ý:



Khi cắm hoa trong bình nhỏ để trang trí nhà cửa hoặc bàn ăn, bạn
không nên sử dụng quá 3 loại hoa để tránh mọi thứ trở nên quá lộn xộn,
thiếu điểm nhấn. Ngoài ra, luôn chọn 1 loại hoa yêu thích nhất làm tâm
điểm và bắt đầu cắm chúng trước tiên. Sau đó xen kẽ hoa và phụ kiện xung
quanh.



Chuẩn bị bình cắm hoa:



1. Ngâm mềm xốp cắm hoa rồi đặt vừa vặn vào bên trong bình sứ. Phần xốp cao hơn miệng bình 5 - 7 cm.



2. Dùng kéo cắt vát phần cuống của toàn bộ số lá cọ
thành hình chữ V. Cắm lá cọ lên xốp sao cho phần lá vươn thẳng lên trên.
Tiếp theo, nhẹ nhàng uống cong chiếc lá xuống đến độ cao thích hợp và


dùng ghim cố định nó với xốp.




Cắm hoa ly hồng rực rỡ chào hè sang - 2

Tạo hình lá cắm kèm theo cách của bạn xung quanh chiếc bình cho đến
khi hình thành một nền tảng đẹp mắt, đủ chỗ cắm những cành hoa xen kẽ ở
giữa. Đảm bảo xốp cắm hoa luôn ẩm trong quá trình thực hiện.



Chuẩn bị hoa



Cắt ngắn chiều dài cành hoa, gần với bông hoa bởi vì chúng ta đang
cắm một bình hoa dáng thấp. Chú ý cắt cành theo đường chéo để việc cắm
hoa vào xốp dễ dàng hơn, đồng thời giúp hoa hút nước được thuận lợi.




Cắm hoa ly hồng rực rỡ chào hè sang - 3

Thực hiện cắm hoa:




Cắm hoa ly hồng rực rỡ chào hè sang - 4

1. Bắt đầu với loại hoa chủ đạo, nhẹ nhàng cắm hoa vào xốp ở vị trí mong muốn. Cắm sát mép giỏ, hướng mặt hoa ra phía ngoài.




Cắm hoa ly hồng rực rỡ chào hè sang - 5

2. Xoay tròn bình hoa khi định hình vị trí cắm cho số hoa còn lại để đảm bảo tất cả các phía đều được bao phủ bởi hoa đều như nhau.




Cắm hoa ly hồng rực rỡ chào hè sang - 6

3. Lặp lại bước làm tương tự với số hoa còn lại.




Cắm hoa ly hồng rực rỡ chào hè sang - 7


Sắc hồng
rực rỡ của những bông hoa sẽ làm căn phòng tươi tắn hơn. Bạn còn có thể
mang bình hoa đi làm quà tặng cho người thân và bạn bè nữa đấy!

10 bí quyết dùng điều hòa tiết kiệm điện

10 bí quyết dùng điều hòa tiết kiệm điện

02:00
Trong bài "Cách giữ nhà mát rượi dù trời đổ lửa",
chúng tôi đã đề cập đến nhiều giải pháp làm mát hiệu quả mà không cần
sử dụng máy điều hòa nhiệt độ. Tuy nhiên, khi nhiệt độ mùa hè bắt đầu
tăng cao, chạm ngưỡng kỷ lục 45 - 50 độ C suốt nhiều ngày, khiến bạn có
cảm giác nóng bức như bị thiêu đốt thì điều hòa nhiệt độ lại rất cần
thiết.



Nhiều người có thể chịu đựng mức nhiệt cao và ngược lại, nhiều người
không thích nghi được với nắng nóng sẽ có nhu cầu sử dụng điều hòa. Đối
với gia đình có người già và trẻ nhỏ hoặc những căn phòng chứa đầy thiết
bị điện, điều hòa nhiệt độ mang lại nhiều lợi ích, giúp việc sinh hoạt
trở nên dễ dàng hơn.




10 bí quyết dùng điều hòa tiết kiệm điện - 1


Bên cạnh
chọn mua điều hòa phù hợp với nhiều tính năng, sử dụng đúng cách cũng
giúp bạn hạn chế được khá nhiều tiền điện hàng tháng.

Để giữ các hóa đơn tiền điện và mức tiêu thụ điện năng càng thấp càng tốt, Nhà đẹp khuyên bạn hãy làm theo 10 bí quyết nhỏ sau đây:



1. Nhiệt độ ấm hơn vào ban đêm hoàn toàn "OK"



Thời gian ban đêm, cơ thể bạn không đòi hỏi mức nhiệt quá thấp, thậm
chí mát lạnh như ban ngày. Cố gắng tắt điều hòa nhiệt độ khi ngủ hoặc
tắt trước khi ngủ 1 - 2 giờ. Như vậy, thời gian hoạt động của máy sẽ ít
hơn.



2. Sử dụng cửa sổ hoặc thiết bị làm mát di động





Nếu bạn không có nhu cầu làm mát toàn bộ ngôi nhà, hãy sử dụng các
thiết bị làm mát di động để giảm nhiệt cho từng khu vực nhất định. Hầu
hết các thiết bị làm mát di động tiêu thụ ít hơn 50% năng lượng so với
máy điều hòa nhiệt độ khi hoạt động trong cùng 1 không gian.



3. Đóng kín các lỗ thông hơi



Thông thường, tầng hầm và tầng trệt là nơi mát nhất trong nhà. Vì
vậy, chú ý đóng tất cả các lỗ thông hơi trong khu vực nhiệt độ thấp.
Không khí lạnh sẽ dồn xuống những chỗ này một cách tự nhiên.




10 bí quyết dùng điều hòa tiết kiệm điện - 2


Nếu trong
nhà có nhiều phòng riêng biệt, nên lắp điều hòa ở những phòng ít bị nắng
chiếu nhất. Việc làm này sẽ làm tăng hiệu quả làm lạnh thêm 10% ở cùng
mức nhiệt.

4. Bảo trì điều hòa



Một vài thao tác bảo trì cơ bản có lẽ là tất cả những gì chiếc máy
điều hòa không khí của bạn đang cần. Đa số máy điều hòa sẽ hưởng lợi ích
tốt đẹp khi được lắp đặt ống thoát nước dài, nhất là khi bộ lọc gặp
"tai họa" từ môi trường bên ngoài như bị lá và hạt cây bám vào, khiến
cho máy hoạt động vất vả hơn gấp 15%.



5. Kiểm tra ống dẫn khí



Đảm bảo những khu vực có ống dẫn khí chạy qua trong nhà mà không có
điều hòa không khí (chẳng hạn như tầng mái) được cách nhiệt đúng cách.
Điều này sẽ giữ không khí đi vào mát nhất có thể.



6. Sắp xếp lại đồ nội thất



Đồ nội thất cản trở các lỗ thông hơi của điều hòa và lùa khí lạnh đến
những vị trí không mong muốn như phía sau và dưới gầm của đồ đạc trong
phòng. Mặc dù có những miếng nhựa dành cho lỗ thông hơi để giúp điều
khiển không khí đi đúng hướng, cách đơn giản nhất là sắp xếp lại đồ nội
thất trong phòng một chút.



7. Điều chỉnh nhiệt độ vừa phải



26 độ C là con số lý tưởng để điều hòa nhiệt độ chạy ở mức hiệu suất
tối ưu nhất. Nó tương tự như 1 chiếc xe hơi đang băng qua vùng địa hình
bằng phẳng, không phải tăng tốc để lên dốc hay vượt qua chỗ gồ ghề, chỉ
cần đi một cách ổn định. Ngay cả khi bạn chỉ giảm đi 5 độ C cũng có thể
khiến điều hòa "ngốn" thêm 40% năng lượng.




10 bí quyết dùng điều hòa tiết kiệm điện - 3


Thói quen
sai lầm gây lãng phí điện khi dùng điều hòa không khí đó là để mức nhiệt
thấp nhất có thể mỗi khi khởi động chúng. Trên thực tế, mức nhiệt thấp
này cũng không làm cho căn phòng lạnh nhanh hơn mà chỉ gây tốn điện.

8. Ánh sáng



Tắt đèn có thể giúp giảm nhiệt độ, nhưng bạn cần để ý xem có bao
nhiêu ánh sáng lọt vào từ cửa sổ đang mở trong nhà vì nó cũng đóng vai
trò quan trọng. Việc đóng mở cửa sổ mỗi ngày dựa theo sự đổi hướng của
ánh nắng mặt trời có thể khiến bạn bực bội, phiền muộn nhưng điều hòa
nhiệt độ của bạn sẽ rất cảm ơn khi phải "chống chọi" với ít không khí
nóng hơn.



9. Có ai ở nhà không?



Khi ra ngoài, luôn tắt điều hòa nhiệt độ, đóng kín cửa sổ và kéo rèm
cửa lại. Bạn chắc chắn sẽ cảm thấy nóng nực một vài phúc lúc mới trở về
nhà, rèm cửa giúp giữ ánh nắng mặt trời tránh xa ngôi nhà, cho phép khí
mát lưu lại càng lâu càng tốt và nhờ đó, điều hòa không quá vất vả để
làm mát mọi thứ trở lại.



10. Đừng quên sử dụng quạt



Chúng ta dựa vào điều hòa không khí để làm không gian sống mát mẻ hơn
và có thêm sự trợ giúp của những chiếc quạt lại càng tuyệt vời. Sử dụng
quạt để lưu thông khí mát đều khắp phòng. Chúng tiêu thụ ít năng lượng
hơn điều hòa, vì thế, sử dụng quạt thay thế những khi không quá nóng
luôn là ý tưởng tuyệt vời.




10 bí quyết dùng điều hòa tiết kiệm điện - 4


Sử dụng
những chiếc quạt thổi gió nóng lên trên, nhờ nguyên lý đối lưu khí, khí
lạnh sẽ từ ngoài tràn vào, chiếm chỗ làm căn phòng mát hơn.

Thiết kế cầu thang cho nhà ở thấp tầng

Thiết kế cầu thang cho nhà ở thấp tầng

01:59
Cầu thang là nút giao thông thẳng đứng của một ngôi nhà có tầm quan
trọng lớn đối với chất lượng sử dụng. Khác với nhà nhiều tầng, đối với
nhà biệt thự, nhà khối ghép… cầu thang nên thiết kế sao cho kinh tế,
tiết kiệm diện tích.



Công dụng chính của cầu thang trong nhà ít tầng là đảm bảo liên hệ
thẳng đứng giữa hai tầng nhà. Cầu thang còn có tác dụng phân chia các
khu vực công năng.



Ví dụ như trong nhà lệch nhau nửa tầng thì phần dưới là không gian
tiếp khách, phần trên bố trí phòng ngủ. Loại cầu thang trong nhà ít tầng
còn có tác dụng trang trí, có thể đặt trong phòng sinh hoạt chung, bên
dưới có thể kết hợp làm giá sách hoặc chỗ để đồ.




Thiết kế cầu thang cho nhà ở thấp tầng - 1

Cầu thang trong nhà ở ít tầng trong nội bộ nên thiết kế theo các
kiểu: một vế lên thang, hoặc một vế nhưng có thêm một số bậc thang góc ở
đầu cầu thang; 2 vế hoặc loại cầu thang 2 vế không có chiếu nghỉ mà bố
trí bậc lên chéo (làm bậc hướng tâm).




Thiết kế cầu thang cho nhà ở thấp tầng - 2

Chiều rộng thang tối thiểu là 90 cm, nếu hai vế lấy rộng khoảng 185 -
190cm (tốt nhất là 2,2m). Khi cầu thang thẳng, độ dốc cho phép là
1:1,1; độ dốc cầu thang có bậc chéo có thể lấy 1:1,25. Nếu bên dưới cầu
thang có cửa ra thì độ cao không nhỏ hơn 2m.




Thiết kế cầu thang cho nhà ở thấp tầng - 3

Khi thiết kế cầu thang cần chú ý đảm bảo tỷ lệ giữa chiều rộng và
chiều cao bậc thang. Nếu h bằng khoảng cách giữa 2 bậc và b bằng chiều
rộng bậc thì độ lớn của chiều cao và độ lớn của chiều ngang bậc là 2h + b
(thường lấy bằng 60 - 64cm là hợp lý)
Hóa giải nhà thóp hậu theo phong thủy

Hóa giải nhà thóp hậu theo phong thủy

02:49

Không biết từ bao giờ, khái niệm nở hậu - thóp hậu đã trở thành 1 trong những “tiêu chuẩn” để giới kinh doanh nhà đất đánh giá ưu - nhược 1 căn nhà, miếng đất.


Theo các nghiên cứu về trường khí, ở nhà sau rộng, trước hẹp (nở hậu), khí sẽ tích tụ lại ở sau nhiều hơn. Còn nhà phía trước rộng, sau hẹp thì nội khí bên trong dễ phát tán ra ngoài, không tụ hội được. Nếu càng đi vào càng bị thu hẹp sẽ thấy tù túng, sắp đặt nội thất trở nên khó khăn, chỉ có phô trương hình thức mà không tập trung được cho thực chất sử dụng. Như hình khối của nhà thờ Đức Bà nhìn từ trên cao xuống, không thể nói là thóp hậu được, phần phía sau ít dùng đến nên nhỏ, phần gian chính để hành lễ phía trước là khu vực rộng rãi nhất.





Nhà thờ Đức Bà không coi là thóp hậu vì đằng sau ít sử dụng
Khoa học phong thủy từ truyền thống đến hiện đại đều không quá đặt nặng chuyện nở hay thóp hậu. Gặp đất xéo thì làm nhà vuông, gặp nhà xéo thì làm phòng vuông. Quan trọng là không gian cư trú có được thuận tiện, thông thoáng, thẩm mỹ hay không? Vì thế, cách thức sử dụng và xử lý không gian nội - ngoại thất như thế nào quan trọng hơn là sự chênh lệch giữa kích thước mặt trước và mặt sau của miếng đất, ngôi nhà.


Điều quan trọng là hợp lý hóa không gianViệc phải xử lý nhà “thóp hậu” thực ra không khó khăn. Chỉ cần lấy 1 bên tường ổn định làm chuẩn để xác lập các không gian chính, phần xéo sẽ đặt các không gian phụ nhằm giảm khiếm khuyết. Điều cốt lõi là phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ hay bếp đều được vuông vức, dồn ngóc ngách về phía kho, vệ sinh, cầu thang thì sẽ không còn cảm giác thóp hậu nữa.


nhà nở hậu, nhà thóp hậu, hóa giải nhà thóp hậu





Điều cốt lõi là phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ, bếp được vuông vức



Nhiều người không muốn trổ giếng trời phía sau bởi họ nghĩ, như thế cũng là thóp hậu, mất đất. Điều này thiếu cơ sở khoa học. Đất vẫn thuộc sở hữu của họ, không hề mất. Hơn nữa, khoảng giếng trời đó tạo nên 1 miệng hút khí, cân bằng với phần trước và giữa nhà, làm nên dòng đối lưu tạo sự thông thoáng hơn.
Trong việc mở 1 giếng trời, ta không đi vào khoảng trống đó nhưng ta lại được khoảng thông thoáng, nhìn ngắm thư giãn hữu dụng, nội khí trong nhà được liên kết với nhau tốt hơn. Như kinh nghiệm đã đúc kết “đa thiên tỉnh khắc sơn xuyên”, tức là dùng nhiều giếng trời (thiên tỉnh) để tránh việc tạo nên những khe hẹp hun hút trong nhà (vùng sơn xuyên).


Việc cấp thiết đối với đất thóp hậu là tạo sự thông thoáng, dòng khí đối lưu cho trước và sau nhà, đưa tự nhiên vào trong nhiều nhất để có sự hòa hợp. Vì thế, giếng trời, cây xanh và non bộ,... Là ý tưởng hợp lý để không gian luôn trong lành, mát mẻ.


Khi thiết kế, không nên tạo các ô cửa xuyên suốt nhà, vì như thế, sẽ tạo điều kiện cho sự hao tổn sức sống, suy tán nội khí tạo xung khí xấu (sức sống đi theo đường vòng, ác khí đi theo đường thẳng). Bạn nên dùng chuông gió, màn sáo, giương bát quái, treo tĩnh vật nhẹ nhàng, bố trí cây cảnh, màu sắc,... Hướng đến việc cân bằng âm dương nhằm khắc phục nhược điểm phong thủy.


chuông gió cái tạo phong thủy





Dùng chuông gió, màn sáo, đọc thêm giương bát quái, vv... Nhằm thăng bằng âm dương.


Tại góc thóp, bạn có thể bổ khuyết bằng cách làm một cái cột cao để cân đối lại. Ngoài ra có thể tăng cường ánh sáng tại góc khuyết trả lại sự thăng bằng, hài hòa.


Dùng nguyên liệu cho nhà thóp hậu: Nên dùng các nguyên liệu tự nhiên tạo khoảng không gian thoáng mát gần gụi với tự nhiên. Còn đối với không gian hẹp chúng ta nên dùng nguyên liệu một cách hiệu quả để hạn chế tối đa những góc cạnh không tốt. Với sàn nhà, nên lát so le nhau, hoặc lát chéo để tạo cảm giác không gian rộng thêm, sử dụng màu sắc phải kết hợp với nhau để tạo hiệu quả nhất

Phong thủy giếng trời trong nhà giúp tăng vận khí

Phong thủy giếng trời trong nhà giúp tăng vận khí

02:48

Giếng trời là nơi đón ánh sáng và gió, vì vậy, giếng trời cũng phải đón được cả khí tốt. Giếng trời phải tuân theo luật âm dương, luật ngũ hành để tương sinh với hình thể ngôi nhà. 

Không gian giếng trời, nếu khéo léo vận dụng ngũ hành trong khoa học phong thủy, sẽ đem lại sự hài hòa và cân bằng về trường khí nội thất.

Việc kết hợp giếng trời và tiểu cảnh phía dưới có tác dụng kích hoạt luồng sinh khí thu được từ giếng trời sẽ rất tốt.

Với vai trò phân bố ánh sáng và thông thoáng cho nhà, giếng trời thường được bố trí tại trung tâm của mặt bằng nhà (trung cung). Đây là khu vực mang đặc tính của hành Thổ, cân bằng với các hành khác theo nguyên tắc Hỏa thăng – Thủy giáng – Thổ bình hòa hoặc Mộc chuyển – Kim ẩn – Thổ trung dung.




Phong thủy giếng trời giúp cân bằng sinh khí

Bốn hành còn lại trong ngũ hành đều lấy Thổ làm cầu nối để tăng giảm, qua lại tương tác với nhau thông qua vật liệu, màu sắc, đường nét của những không gian trống mà giếng trời là đặc trưng.

Một giếng trời hợp phong thủy là phải được đặt ở những cung tốt, ví dụ nhu cung Tài lộc, Thiên mạng. Giếng trời thì không có hướng cụ thể tuy nhiên, khi đặt giếng trời người ta kiêng không đặt hướng Bắc của ngôi nhà.

Một vài trường hợp không thể đặt giếng trời ở trung cung thì người ta sẽ đặt ở những cung khác cho hợp phong thủy hơn như: Một ngôi nhà bị nghiêng thì người ta sẽ thường đặt giếng trời ở góc đó để sửa chữa được góc khuyết này. 

Hồ nước đặt trong giếng trời, có nước chảy trên tường và ánh sáng trực tiếp chiếu xuống làm cho không gian mát mẻ.

Nếu giếng trời đặt ở phòng ăn thuộc mộc thì có thể dùng cây cảnh, suối nước để có mộc và thủy tương sinh. Nếu mở giếng trời tương sinh thông thoáng cho phần bếp thì nên bố trí dạng ống, thẳng đúng mộc sinh hỏa trên đỉnh phải có mái che.

Nếu giếng trời bên cạnh phòng ăn (thuộc Mộc), thì có thể dùng cây cảnh, suối nước để có Mộc và Thủy tương sinh.

Từ đó, các bố trí nội thất sẽ cân nhắc tính chất ngũ hành để điều chỉnh cho hài hòa. Ví dụ như một cầu thang lượn có hồ nước đặt dưới gầm là dạng thủy vượng, sẽ khó sử dụng và gây ẩm thấp. Còn nếu đặt hồ nước ấy trong giếng trời, cho nước chảy trên tường, có ánh sáng trực tiếp chiếu xuống thì thổ sẽ khắc thủy vượng, dương sẽ bù âm, giảm được tủ đọng tối tăm, tăng sự mát mẻ cho không gian.

Gặp dạng nhà mặt bằng méo mó, giếng trời nên đặt vào các góc méo theo dạng hành Hỏa (góc nhọn) để trả lại hình vuông vức cho nội thất (Hỏa sinh Thổ). Khi cần tiết kiệm diện tích, giếng trời có thể kết hợp với ô trống giữa hoặc bên cạnh cầu thang. Cách làm này tất nhiên không thông thoáng trực tiếp bằng giếng trời độc lập, nhưng khi trên nóc thang có cửa trời dạng chéo (Hỏa sinh Thổ) thì khả năng luân chuyển nội khí vẫn tốt và có thể trang trí vách cầu thang thành một trục nhấn toàn nhà. Trường hợp nhà có cầu thang đi về một bên và đổi tầng, hoặc dạng cầu thang lệch tầng sẽ tạo thành dạng giếng trời xiên (cũng thuộc hành Hỏa) thuận tiện về giao thông và tầm nhìn, thông thoáng cũng tốt hơn.

Bố trí ngũ hành cho giếng trời cần quan sát không gian bên cạnh là không gian gì, có đặc tính ngũ hành nào để điều chỉnh và dùng chất liệu cho phù hợp. Với những nhà thấp tầng hoặc chủ nhà không muốn đặt phòng thờ trên lầu cao thì giếng trời có mái là nơi phù hợp nhất để đặt phòng thờ, vừa tiện việc hương khói mỗi ngày (thoát hơi nóng dễ dàng) vừa không bị các không gian khác ở phía trên tác động xuống bàn thờ bên dưới.

Khi giếng trời kế bên phòng ngủ thì cách bài trí lại thiên về tính thủy và mộc bằng cách tạo trang trí nhẹ nhàng, màu tươi sáng. Những giếng trời để trơ trọi hoặc bọc khung sắt quá dày không tốt bằng những giếng trời để thoáng có vật liệu gần gũi với thiên nhiên (thổ, mộc hoặc thủy) và khung hoa sắt bảo vệ vừa đủ, có đường nét tạo hình sinh động cũng như biến giếng trời thành điểm nhấn nổi bật cho nội thất.





BÀI 58 : BÀI NGHIÊN CỨU HAY CỦA PHÁP SƯ DIENBA.TN

BÀI 58 : BÀI NGHIÊN CỨU HAY CỦA PHÁP SƯ DIENBA.TN

06:29
Lâu quá rồi không có thời gian đăng bài ,hôm nay về nhân dịp về quê hương thấy loạt bài nghiên cứu của bác dienba.tn chép vào đây để lưu trữ vậy .
Không biết hồi này bên sư phụ thiensu thé nào ,ôi nghĩ đến cái đống kiến thức phong thủy và lý học đồ sộ đến hỗn độn của sư phụ mà hoảng hồn . không hiểu đã có bao nhiêu triệu người nhờ sư phụ tư vấn để mang về nhà mình những điều tệ hại không mong muốn cơ chứ . Hôm nào bay ra miền bắc chắc phải gặp các huynh đệ tỷ muội  để xem thế nào .

Thôi chịu khó đọc ở bloger của bác dienba.tn này để học hỏi vậy .

http://dienbatnblog.blogspot.com/2010/06/cuoc-chien-giua-cac-phap-su-va-hai-coi.html